Hình thức quảng cáo trên truyền hình là một hình thức quảng cáo lâu đời nhưng vẫn giữ được độ phổ biến vì mức độ hiệu quả của nó. Các thương hiệu lớn và nhỏ đều tìm đến quảng cáo truyền hình như một hình thức quảng bá sản phẩm hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh doanh cao. Tuy nhiên cách thức xin được cấp phép quảng cáo trên truyền hình ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung về kiến thức và thủ tục cần phải biết khi xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình.
1. Giấy phép quảng cáo trên truyền hình là gì?
Giấy phép quảng cáo trên truyền hình là việc một cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi nhận về một thương hiệu, hay sản phẩm được cấp phép quảng cáo trên truyền hình. Điều này tương đương với việc, nếu như doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn không xin được giấy phép quảng cáo trên truyền hình, thì doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tiếp cận khách hàng mới thông qua hình thức quảng cáo trên truyền hình được.
Ví dụ cho dễ hiểu, giả sử bạn là chủ doanh nghiệp bán nội thất gia đình và đang có kế hoạch mở rộng thị trường, đánh vào tập khách hàng lớn hơn, và bạn đang muốn thực hiện vài chiến dịch quảng cáo trên truyền hình. Để thực hiện điều này, trước hết bạn cần phải liên hệ với các nhà đài thể thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình.
2. Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại điều 2 của luật quảng cáo số 16/2012/QH13, quảng cáo được định nghĩa như sau:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Như vậy, quảng cáo trên truyền hình là một hình thức kết hợp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, bao gồm âm thanh, hình ảnh, kết hợp cùng nội dung mà các diễn viên truyền tải.
Cuối cùng quảng cáo trên truyền hình mang đến cho người xem một đoạn video với cả âm thanh và hình ảnh sống động, từ đó tác động mạnh tới tâm trí người xem, giúp cho quảng cáo trên truyền hình có thế mạnh hơn hẳn so với quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên báo chí, hay như quảng cáo trên radio.
Qua đó, quảng cáo trên truyền hình sẽ tạo được sự chú ý, đồng thời khơi gợi sự kích thích tò mò cho người xem, cũng như giúp người xem có ấn tượng mạnh với thương hiệu và sản phẩm đang được quảng cáo.
3. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình?
Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình?
Như đã đề cập ở trên, mỗi khi doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo trên truyền hình, thì cần phải xin cấp phép. Bởi theo quy định, truyền hình là kênh thông tin tiếp cận đại chúng, không phải mặt hàng nào cũng được phép quảng cáo trên truyền hình.
Theo quy định về luật quảng cáo của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định 181/2013/NĐ-CP nêu rõ:
“Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.”
Tới đây thì bạn đã hiểu tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin được trích một số quy định của luật pháp về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định trong bộ luật quảng cáo của nhà nước Việt Nam:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
4. Những ngành nghề cần phải xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình
Những ngành nghề cần phải xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình
Theo quy định về luật quảng cáo của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quy định tại thông tư 09/2015/TT-BYT đối với một số ngành nghề, sản phẩm hàng hoá thuộc nhóm đặc biệt, sẽ yêu cầu bắt buộc thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình trước khi thực hiện hành vi quảng cáo. Nhóm hàng hoá đặc biệt này bao gồm một số sản phẩm, mặt hàng được liệt kê như dưới đây:
Các chất hóa chất diệt khuẩn, các chất diệt côn trùng được dùng trong lĩnh vực y tế và đồ dùng gia dụng.
Các loại hóa chất, mỹ phẩm được sử dụng trực tiếp trên cơ thể con người, và có tác dụng đến sức khỏe người dùng.
Các loại thuốc chữa bệnh, các loại thực phẩm chức năng dùng trong y tế.
Các loại trang thiết bị y tế, các loại sinh phẩm y tế, và các loại vacxin phòng bệnh dùng trong lĩnh vực y tế.
Các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh nói chung.
Nhóm ngành hàng hoá đặc biệt này đều có điểm chung là đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Theo luật quảng cáo, đối với nhóm hàng hàng hoá, dịch vụ này thì khi quảng cáo với bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả báo chí, radio, tờ rơi,…) thì khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp đều cần phải xin giấy phép.
Ngoài ra, đối với những hàng hoá, dịch vụ không thuộc nhóm đặc biệt trên, thì khi thực hiện quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp không cần phải xin giấy cấp phép. Các doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo trên truyền hình nhưng vẫn cần phải tuyệt đối tuân theo đầy đủ các quy định của bộ Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn được pháp luật quy định.
5. Điều kiện để thực hiện quảng cáo trên truyền hình
Điều kiện để thực hiện quảng cáo trên truyền hình
Khi xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp cần phải đạt được những điều kiện như sau:
Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận kinh doanh.
Phải có tài liệu, bằng chứng xác thực chứng minh rằng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Nếu hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo là tài sản mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, thì bắt buộc doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Đối với nhóm hàng hoá và dịch vụ đặc biệt nêu trên, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo những điều sau:
Quảng cáo thuốc chữa bệnh phải nằm trong danh sách được phép quảng cáo của pháp luật về y tế, đồng thời phải có giấy phép lưu hành còn hiệu lực được bộ Y tế phê duyệt.
Mặt hàng mỹ phẩm yêu cầu phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Quảng cáo hoá chất, chất diệt côn trùng phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do bộ Y tế phê duyệt.
Quảng cáo thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dịch vụ khám chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề.
Trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành, riêng đối với các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có giấy phép nhập khẩu.
6. Thời lượng quảng cáo khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình cần lưu ý những gì?
Thời lượng quảng cáo
Ngoài những quy định trên, khi thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp cần lưu tâm thêm một số quy định về thời lượng được cấp phép khi quảng cáo như sau:
Tổng thời lượng phát sóng quảng cáo trên một nhà đài không được phép vượt quá 5% tổng thời lượng phát sóng một ngày của nhà đài đó.
Một số chương trình đặc biệt không được phát sóng quảng cáo, bao gồm: thời sự, các chương trình truyền hình đặc biệt kỉ niệm các ngày trọng đại của quốc gia.
Mỗi loại chương trình sẽ có một chế độ đặt quảng cáo khác nhau, ví dụ chương trình phim truyện sẽ không được phát quảng cáo quá 2 lần, mỗi lần quá 5 phút, trong khi chương trình giải trí thì không được phát quảng cáo quá 4 lần,… tuỳ thuộc vào loại chương trình sẽ có các quy định cụ thể.
7. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo trên truyền hình
Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo trên truyền hình
Ngoài những quy định trên, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình cần phải thực hiện một số yêu cầu về nội dung của quảng cáo:
Đảm bảo tính trung thực: nội dung quảng cáo phải có tính trung thực, mô tả chính xác đặc điểm, công dụng của sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo. Không bóp méo sự thật liên quan tới công dụng, cách dùng làm sai lệch về nhận thức của khách hàng khi xem quảng cáo.
Đảm bảo tính rõ ràng: nội dung quảng cáo phải rõ ràng nhất có thể, không được mô tả mơ hồ về các đặc điểm của hàng hoá, dịch vụ được cung cấp.
Đảm bảo nội dung quảng cáo sẽ không gây thiệt hại cho các bên: người dùng cuối, bên sản xuất, đài truyền hình nơi sẽ tiếp nhận quảng cáo.
8. Hồ sơ cho việc xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình đối với các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ
Theo quy định của luật Quảng cáo của nhà nước Việt Nam, khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau:
01 đơn xin quảng cáo.
01 giấy phép kinh doanh hợp pháp.
01 kịch bản cho nội dung sẽ quảng cáo trên truyền hình.
Hình ảnh, văn bản mô tả nội dung, công dụng về sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
9. Ngoài những giấy tờ trên tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ còn có thêm các giấy tờ
Ngoài ra, đối với từng ngành hàng, mà quy định còn cần thêm các loại giấy tờ khác như sau:
Đối với mặt hàng thông thường:
Giấy đăng ký nhãn hiệu.
Giấy đăng ký chất lượng.
Nếu là hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Đối với dược phẩm:
Giấy phép lưu hành sản phẩm.
Nếu là hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
- Đối với mỹ phẩm:
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Nếu là hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Đối với thực phẩm, đồ uống:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Nếu là hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Đối với dịch vụ khám chữa bệnh:
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám bệnh đối với cơ sở hành nghề khám chữa bệnh.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Đối với thiết bị y tế:
Giấy phép lưu hành sản phẩm.
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Catalog của sản phẩm. Bao gồm cả bản gốc và bản sao đã được dịch sang tiếng Việt.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Đối với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y:
Giấy chứng nhận, giấy phép lưu hành sản phẩm.
Văn bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em:
Giấy xác nhận an toàn thực phẩm.
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.
Lưu ý đối với ngành hàng dinh dưỡng cho trẻ em: không được quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi, các sản phẩm bình bú.
Đối với nhà hàng, quán ăn:
Giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Một vài ưu điểm đối với doanh nghiệp nhỏ khi quảng cáo trên truyền hình
Một vài ưu điểm đối với doanh nghiệp nhỏ khi quảng cáo trên truyền hình
Để làm rõ hơn tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn hình thức quảng cáo trên truyền hình là một nước đi chiến lược và hợp lý, chúng tôi xin đưa ra một vài những ưu điểm vượt trội khi sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình như sau:
Quảng cáo trên truyền hình có khả năng tác động tới tâm trí người xem rất nhanh và mạnh, bằng việc sử dụng kết hợp cả âm thanh và hình ảnh. Nếu so với các hình thức truyền thống như quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên radio, phát tờ rơi,… thì quảng cáo trên truyền hình sẽ dễ nhớ, nội dung thu hút vượt trội hơn.
Phạm vi quảng bá của quảng cáo trên truyền hình là vô cùng rộng, bởi vì truyền hình là một kênh thông tin đại chúng, theo nghiên cứu năm 2012, TV chính là phương tiện truyền thông phổ biến nhất Việt Nam.
Quảng cáo trên truyền hình có thể khiến người xem chú ý với mức độ tập trung cao nhất. Bởi lẽ nó tác động tới đa giác quan (thị giác, thính giác) của người xem.
11. Quảng cáo trên truyền hình tại Fame
Tại Fame, chúng tôi cung cấp dịch vụ liên quan tới tư vấn các thủ tục, cùng những vấn đề pháp lý liên quan tới xin cấp phép quảng cáo trên truyền hình.
Đến với Fame, quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất, cũng như giúp quý khách hoàn thành những thủ tục pháp lý một cách nhẹ nhàng và nhanh gọn nhất có thể.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây 0938.909.901! Hoặc truy cập vào địa chỉ trang web https://quangcaotruyenhinhvietnam.com/